Wednesday, January 19, 2011

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bây giờ-Tin Ảnh

TQGO: Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi an nghỉ của gần 20.000 binh sĩ quốc gia miền Nam trong cuộc chiến tự vệ của VNCH trước sự xâm lăng của cộng sản miền Bắc sau 1954 cho đến 1975.
Sau 1975, Hanoi đã cử 1 toán lính bắc đến "quản" Nghĩa Trang, tại đây chúng đã xúc phạm anh linh Tử sĩ VNCH bằng cách dùng súng bắn thẳng vào mặt những tấm hình trên mộ bia, lấy buá đập tan nát, tiểu tiện lên, mắng chửi, nguyền rủa bằng ngôn từ của loại man rợ... (trích comment của thai le trên Đàn Chim Việt 23/09/2011 at 13:13) ...


Theo thông tin gần sát thực nhất của những đồng đội tử sĩ quốc gia VNCH hiện đang còn ở gần Nghĩa Trang (NT) và âm thầm chăm sóc NT, thì tính đến 1975, đã có gần 23.000 mộ phần tử sĩ an táng ở đây. Sau 1975, VC cử 1 toán lính bắc đến NT trông coi, dựng bảng “Khu Quân Sự” để ngăn cấm thân nhân vào chăm sóc khói nhang cho người đã khuất (chẳng khác nào bắc Việt cầm tù ngôi Nghĩa Trang thiêng liêng này). Tình trạng cầm tù kéo dài tới 1998, (2 năm sau khi bang giao chính thức cấp Đại Sứ với Mỹ), và thân nhân mới có thể lẻ tẻ vào chăm sóc thăm viếng. Trong tình hình “thả lỏng” ấy, số lớn thân nhân tử sĩ đã bốc mộ dời về quê nhà cải táng để tiên chăm sóc, và tránh thất lạc mất mát vì lúc này, VC tung tin sẽ bán đất NT cho tư bản Châu Á (Đài Loan, Nam Hàn) gây một nỗi hoang mang rất lớn trước sự tàn nhẫn độc ác vô đạo vô nhân tính của VC với dư luận trong và ngoài nước. Cũng theo tin riêng chính xác, từ ấy tới nay, số mộ được di dời khỏi NT áng chừng 5, 6 ngàn. Do đó, hiện số mộ phần thực còn tại Nghĩa trang là xấp xỉ 18.000.

2006, Ng tấn Dũng đã làm 1 “Q.Định” chuyển NT sang đất dân sự và chúng đã sửa tên thành NT “Bình An” vì nơi đây thuộc địa phận xã Bình An, huyện Dĩ An, Bình Dương theo sắp xếp hành chánh của VC hiện tại. Đây là việc “trung chuyển” trong ý định làm mất dấu của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa mà lẽ ra phải được coi như một di tích lịch sử hiển nhiên, một chứng tích lịch sử của chính nghĩa quốc gia đã từng có ở Việt Nam nếu Hanoi còn có tối thiểu nhân tính khi còn cầm quyền.
Tệ hơn, 7, 8 năm trước đây, khi thấy không thể tảng lờ với phẫn nộ của dư luận về những ngược đãi với khu NT này, họ còn cho người trồng 1 loại cây muồng khắp các khu mộ phần quanh Nghĩa Dũng Đài-có 8 khu từ A – I, cổng tam quan và Đền Tử Sĩ, tới nay, các loại cây này đã cao lớn và ngẫu nhiên tạo nên một “che mắt” với người qua lại, vừa làm tăng thêm vẻ u ám điêu tàn hoang vu cho nơi chốn thiêng liêng này.
Trong khi đó, tại Yên Báy, và các tỉnh phía bắc VN, thì các “Nghĩa trang liệt sĩ Trung quốc” ngang nhiên chiếm chỗ trên đất VN, lại được chăm nom và cán bộ đảng của Hanoi thường xuyên thăm viếng kèm với vòng hoa có ghi những dòng chữ ô nhục: “đời đời nhớ ơn các liệt sị trung quốc”, nghĩa là VC nhớ ơn kẻ thù là bọn Tàu phương bắc từng tấn công VN 2 lần 1979 và 1984. Còn với anh em trong nhà thì lại ngược đãi thù hận, tàn độc dù họ đã chết (xin xem thêm thông tin và hình ảnh ở cuối trang này)


HÌNH ẢNH
NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA
BIÊN HÒA, VIỆT NAM
Bây giờ (2010)
Nguồn: Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Hoa Thịnh Đốn










































-----------------------------------------


Trong khi đó, hãy xem những gì VC đã làm với kẻ xâm lăng Trung cộng đã chết trên đất VN:


photo from tumasic.blogspot.com

Yêu cầu của UBND tỉnh Lạng Sơn gửi huyện Hữu Lũng được đăng trên website Chính phủ ngày 26/03.
Đó là công văn chỉ đạo số 218 – UBND-KTTH của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Một phóng viên của Đài Á Châu Tự Do nhận xét về nội dung công văn này "ngắn ngủi nhưng có sức công phá lòng dân một cách ghê gớm". photo from tumasic.blogspot.com
Cùng với dịp Tết Thanh minh 2010, tỉnh Quảng Ninh (tỉnh tiếp giáp với trung Quốc) cũng chỉ đạo Sở Ngoại vụ phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Đại sứ quán Trung Quốc tổ chức thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc tại Cẩm Phả, Quảng Ninh. photo from tumasic.blogspot.com



photo from tumasic.blogspot.com

-----------------------------------------------------------------

MÌNH MỚI THẤY, Ở NGAY YÊN BÁI
Mai Thanh Hải Blog - Gần 1 tuần lang thang Tây Bắc, gặp và chứng kiến bao nhiêu là chuyện. Về tới Hà Nội trước ngày cuối tuần, để được cà phê Cột Cờ buổi sáng Chủ nhật như thường lệ, xin kể trước câu chuyện mình gặp ngay ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Địa điểm này rất gần Hà Nội, mình chạy xe theo cung Hà Nội - Sơn Tây - Thanh Sơn - Thu Cúc - Ba Khe (nối 3 địa phương Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái), hình như cũng chỉ trên dưới 3 tiếng đồng hồ.

Chủ đề thứ nhất là Nghĩa trang Liệt sĩ người Trung Quốc, nằm ở bên đường 32 (Ba Khe, Văn Chấn, Yên Bái), phía bên phải hướng Hà Nội (TP.Yên Bái) lên Nghĩa Lệ, Mù Căng Chải (Yên Bái) và sau đó tỏa về Lào Cai hoặc chạy thẳng lên Lai Châu. Mình có lọ mọ hỏi người dân sống xung quanh, nhưng tuyệt nhiên, chẳng ai biết về lai lịch (hoặc câu chuyện về những người nằm trong Nghĩa trang). Nhìn mạng nhện chăng đầy khung cửa sắt và những chân hương, đế nến để lâu. Mình đoán: Có lẽ đây là nơi an nghỉ của những người Trung Quốc (công nhân, cán bộ) đã sang đây giúp chúng ta xây dựng công trình, những năm rất xa xưa, từ những năm 60-70 gì đấy...

Chủ đề thứ hai: Chạy qua thị xã Nghĩa Lộ (cách Nghĩa trang Liệt sỹ người Trung Quốc khoảng 40-50 km), đến địa phận Bản Hẻo (Nông trường Liên Sơn, Văn Chấn), đập ngay vào mắt là chiếc xe bán tải mang biển kiểm soát Trung Quốc nằm chình ình ven đường, thùng sau chất đầy những két bia Hà Nội.

Lại lọ mọ xuống hỏi, dân xung quanh lắc đầu chả biết gì. Vòng quanh nhìn ngắm mãi, mới phát hiện 1 tờ giấy A4 gắn ở kính lái của xe, ghi mấy chữ - số, giống như biển kiểm soát tạm của tỉnh Lào Cai (24). Đoán vậy, nhưng chả biết thế nào. Ừ! Cứ cho là mình đoán đúng đi. Thế nhưng, chỉ 1 tờ giấy A4 ghi vài chữ mà hiên ngang tiến vào sâu trong nội địa quốc gia khác thế này, thì đúng là... tài thật.
---------------------------------------------------------------------------

CHỦ ĐỀ 1:

Những hàng bia mộ, phía tay trái
Một số ngôi mộ vô danh
Một số ghi rất đươn giản
Mộ này có tên và ngày mất


Tượng đài và bát hương, chân nến

Các mộ phía bên phải



Nhìn từ ngoài đường vào



-

No comments:

Post a Comment